Tình yêu và tiền bạc

Lưu bài yêu thích

Tình yêu và tiền bạc

Nở goá chồng sớm, phải tự bươn chải nuôi thân. Chị xin vào làm trong quán phở HOÀNG ở cùng khu phố. Công việc thì chả có vấn đề gì, nhưng rắc rối lại đến từ thằng Dũng con ông chủ quán.

Thằng nhóc này chỉ mới học lớp mười một, nhưng ngay từ lần gặp đầu tiên, nó đã đứng chết trân, chằm chằm nhìn Nở như bị ma nhập. Và kể từ đó nó luôn nhìn chị với đôi mắt si mê nóng bỏng khiến chị phát hoảng. Chị sợ không khéo mình sẽ xiêu lòng, mang tai tiếng trong chòm xóm.

Một hôm nọ, vào lúc giữa buổi sáng, ông chủ Hoàng nổi cơn đau bụng dữ dội. Chị Ba phải bỏ dỡ công việc để đưa ông chủ vào bệnh viện. Ở nhà, thằng Dũng có nhiệm vụ trông coi quán, còn Nở thì vào bếp làm công việc thay cho chị Ba.

Chập sau thằng Dũng lò dò vào bếp, xán lại gần Nở, nói: "Để em rửa bát phụ chị."

Nở giãy nảy: "Thôi! Thôi! Cậu lo mà trông quán phía trước kìa!"

Thằng Dũng chẳng những không đi mà nó còn bước đến ngay sau lưng chị, thở nóng hừng hực vào gáy chị. Vừa lúc Nở quay lại thì thằng nhỏ đã ôm chầm lấy chị, run rẩy thỉ thào vào tai chị lời tỏ tình thật ngớ ngẩn: "Em… thích chị!"

Nở cố giãy khỏi vòng tay thằng nhỏ, làm mặt nghiêm, nói: "Cậu mà còn hổn kiểu này, tôi sẽ mách bố cậu!"

Dũng tái mặt: "Em van chị! Ông già ổng sẽ nổi ghen, ổng giết em mất!"

"Ghen à?" – Nở giật mình, sực nhớ ánh mắt khang khác lão Hoàng nhìn chị dạo gần đây. Chị phát hoảng nhớ lại lời thiên hạ xầm xì rằng lão đã từng vì ghen tuông mà giết chết vợ lão cách đây mấy năm…

Thế là ngay khi ông Hoàng vừa từ bệnh viện về, Nở liền tìm cớ xin nghỉ việc đón xe lên thẳng Sài Gòn. Thằng Dũng thất tình, ngã bệnh. Nó nằm mẹp đến nửa tháng, rồi bỗng vùng dậy lao vào sách vở, học như điên. Cuối niên khóa Dũng tốt nghiệp phổ thông và đổ vào đại học trên Sài Gòn.

Hôm đầu tiên cùng đám bạn bước vào căng tin trong khuôn viên trường Đại học, nó sửng sở thấy Nở đang phục vụ ở đó. Kể từ hôm đó, ngày nào thằng Dũng cũng ít nhất một lần vào ngồi trong căng tin, say mê nhìn Nở, cố tìm cách nói với chị một vài câu.

Chuyện đó không qua mắt được bà Hạnh chủ căng tin. Bà ta hỏi: "Cậu ta là ai vậy?"

"Là đồng hương với tôi ở dưới quê."

Bà Hạnh lắc đầu: "Ý tôi là… cậu ấy có vẻ si mê cô?"

Nở gật đầu, phân bua: "Đúng là vậy! Tôi từ dưới quê trốn lên đây cũng vì cậu ta. Bây giở cũng không thoát được!"

"Sao lại phải trốn? Ăn thua do mình."

Nở gật đầu: "Đúng vậy! Nhưng tôi sợ mình sẽ xiêu lòng!"

"Thì có sao!" – Bà Hạnh tủm tỉm cười.

"Có đấy!" – Nở đăm chiêu – "Tôi lớn hơn cậu ta cả chục tuổi, lại đã có một đời chồng. Trong khi cậu ấy còn trai tơ, tương lai sáng lạn, lại con nhà giàu. Không khéo tôi sẽ mang tiếng là hám của, dụ dỗ trai tơ. Nhân tiện, tôi cũng báo trước để dì tìm người thay. Phần tôi, tôi sẽ bất thình lình trốn đi, khi đã tìm được chỗ làm mới."

Hôm đã quyết định ra đi, lựa lúc căng tin vắng người, Nở đến cái bàn thằng Dũng đang ngồi một mình, kéo ghế ngồi đối diện với hắn. Khi nghe Nở nói ý định ra đi của chị với vẻ quyết tâm không thể nào lay chuyển, thằng Dũng mặt mày tái nhợt, đổ gục xuống bàn.

Bà Hạnh đang kín đáo theo dõi sự việc, vội chạy tới, la toáng lên: "Nó xỉu rồi! Mau đưa ra phía sau, cạo gió!"

Ý bà Hạnh là nói tới cái phòng nhỏ phía sau quày thu ngân, nơi có một cái giường để nhân viên thay nhau nghỉ lưng. Nở dìu thằng Dũng vào trong đó. Nhưng khi chị tìm cách đặt nó xuống giường thì thẳng nhỏ kéo chị ngã sấp trên người nó.

Chị giãy giụa định kêu lên, nhưng khi cảm nhận được những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên má thằng nhỏ, giọng chị bỗng trở nên thì thào: "Buông chị ra! Đừng có trẻ con như thế!"

Mặc cho chị giãy giụa, vòng tay thằng Dũng càng siết chặt. Đến một lúc chị thấy mình bất lực, mềm nhủn trong vòng tay thằng bé và buông xuôi…

Hơn tháng sau, khi đã quen với công việc mới trong xưởng may, Nở bỗng thấy trong người khang khác, tởm mùi cơm cá và hay nôn ọe đến thắt ruột. Với kinh nghiệm của một người đàn bà đã có chồng, chị biết ngay là mình đang ốm nghén.

Trong cơn hoảng loạn, chị gọi điện báo tin cho thằng Dũng. Nhưng khi điện thoại reo trở lại, chị khóa máy, vứt nó vào trong xó, nằm co trên giường tự sỉ nhục mình. Nên bỏ cái thai hay giữ nó? Chính cái chỗ dùng dằng không thể quyết, nó khiến chị mất ăn mất ngủ, người xanh xao hốc hác trông không còn chút sinh khí.

Đúng vào cái lúc dở sống dở chết đó, có ai đó đến gõ cửa phòng chị. Khi mở cửa, Nở sửng người thấy lão Hoàng cha thằng Dũng đang đứng ngay trước mặt. Chị run giọng... "Sao bác biết tôi ở đây?"

Lão Hoàng lạnh lùng: "Đã quyết, thì phải tìm cho ra."

"Vậy bác tìm tôi có việc gì?"

"Có việc đấy! Tôi đến để hỏi cưới cô…"

Nghe tới đó Nở ngã quỵ, bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, Nở thấy mình đang ở trong bệnh viện và thấy bà Hạnh đang ngồi trước mặt. Chị cố nhớ lại mọi việc, trách móc: "Sao dì lại cho lão biết địa chỉ của tôi?"

Bà Hạnh ngạc nhiên: "Có gì sai nào? Thế, lão ấy nói gì với cô?"

"Lão hỏi cưới tôi…"

"Hỏi cưới cô cho thằng Dũng con trai lão" – Bà Hạnh vội chen vào – "Thế, không phải chuyện tốt cho cô à?"

Nở thở phào: "Vậy mà tôi cứ tưởng…"

Bà Hạnh lại chen ngang: "Tưởng gì? Tôi khó nhọc lắm mới thuyết phục được lão, thế mà cô còn vô ơn tưởng này tưởng nọ" – Bà Hạnh làm mặt giận, kể lể có đầu có đuôi

"Không hiểu tại sao ở tận dưới quê mà lão già lại biết chuyện tày trời của thằng con trai. Lão khăn gói lên Sài Gòn, xông thẳng vào căng tin, lớn tiếng tra hỏi chuyện thằng Dũng. Nói thực, nếu không vì cái bào thai trong bụng cô, tôi quyết sẽ không nhịn lão già thô lổ đó. Tôi cố thuyết phục lão rằng mọi chuyện đều do con trai lão gây ra; rằng, đã đến nước này thì bậc làm cha làm mẹ, làm ông làm bà nếu có lương tâm thì không ai lại bỏ rơi giọt máu của mình… Tôi phải mềm mỏng nói tới nói lui, nói phải nói trái mất ba ngày thì lão mới chịu nghe."

Nở không dấu được vẻ thán phục: "Đành rằng phải trái, đúng sai thì ai cũng thấy, nhưng nói sao cho lọt tai cái lão già ấy chắc chỉ có mình dì!"

Bà Hạnh khoái trá, đỏ mặt: "Ừa. Lão tuy trông bậm trợn dữ dằn vậy mà tính lại dễ mềm lòng. Tôi cứ kiên trì mềm mỏng nhỏ nhẹ riết rồi lão cũng phải nghe. Không nên nói đơn giản là lão đồng ý, mà phải nói là lão “vui vẻ đồng ý” đi hỏi cưới cô cho thằng Dũng con lão… Hiện lão đang ở tạm đằng chỗ tôi, thế nào lão cũng quay lại đây thăm cô, nói chuyện cưới xin."

Nghe lời bà Hạnh xúi, lão Hoàng mau chóng làm đám cưới cho con trai, trước khi cái bụng cô dâu kịp nhô lên. Ngay sau đám cưới, lão Hoàng giao ngay quán phở cho đôi vợ chồng trẻ. Còn bản thân lão, lão gói ghém mấy thứ rổi lên thẳng Sài Gòn, làm cái đám cưới gọn nhẹ với bà Hạnh rồi ở luôn trên đó.

Quán phở thay tay đổi chủ coi bộ không thuận lợi lắm, doanh số kém hơn hẳn lúc trước. Rồi chị Nở sinh con, gặp phải thằng nhỏ èo uột khó nuôi. Đến khi cần hai chục triệu để phẩu thuật tim cho thằng nhỏ, hai vợ chổng không biết đào đâu ra. Thằng Dũng lục lọi khắp nhà cố tìm cho bằng được cái mật mã két sắt. Nhưng khi mở được cừa, cái két sắt trống trơn. Dũng điện thoại hỏi xin bố nó, lão Hoàng bảo là đã dốc hết tiền đầu tư vào chuyện làm ăn. Thằng Dũng đành muối mặt bảo vợ khăn gói lên Sài Gòn, cầu cứu bà dì ghẻ.

Bà Hạnh nói: "Tôi với ông Hoàng chẳng qua là đậu gạo nấu chung, để nương tựa nhau trong lúc tuổi già. Tôi chẳng quan tâm lắm đến chổ tiền bạc riêng tư của ông ấy. Nghe đâu dạo này ổng đang chơi chứng khoán. Mà này… hỏi một trăm người chọn lựa cái nào giữa tình yêu và tiền bạc, hết chín mươi chín người bảo chọn tình yêu và tỏ ra… khinh chê tiền bạc. Cô thuộc về cái số đông cao quý đó. Cô đã chọn tình yêu, vậy thì còn than vãn nỗi gì."

Nghe bà Hạnh xỏ xiên việc chị xiêu lòng vì thằng Dũng trai tơ không một xu dính túi, Nở uất ức phát khóc, nói: "Còn dì, chắc dì thuộc số một phần trăm những người chọn tiền bạc? Thảo nào ông già chồng tôi chẳng gom góp hết tiền bạc, theo sống với dì!"

Bà Hạnh cười nhạt, tỏ ý kết thúc câu chuyện: "Cô nên giữ mồm giữ miệng, liệu lời mà ăn nói, nhé! Dù sao bây giờ tôi cũng đã là mẹ chồng cô, hiểu chưa?"

(st)

Chia sẽ bài viết:

0 Cảm nhận

Để lại Cảm nhận

Copyrights © 2024 Bản quyền onlinetinhyeu.com